(0270)3 79 79 79 - Fax: (0270)3 957 279
Vietnamese    English
TIN TỨC
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt ngay trên sân nhà
Theo thông tin từ báo đài, lễ hội quảng bá gạo và cá tra Việt Nam vừa được tổ chức tại thành phố Taguig, thuộc thủ đô Manila vào cuối tuần qua. Đây là lễ hội gạo và cá tra Việt Nam đầu tiên được tổ chức ở Philippines, góp phần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm sang thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 100 triệu người này.
 


Ảnh minh họa Trung Chánh.
 
Một trong những điểm nhấn của lễ hội là hoạt động trình diễn các món ăn Philippines được chế biến từ gạo và cá tra Việt Nam. Mục đích là truyền tải thông điệp “nông sản, thực phẩm của Việt Nam chất lượng, phù hợp với khẩu vị và túi tiền của người dân Philippines”. Với nhiều hoạt động diễn ra liên tục, lễ hội được kỳ vọng giúp cho nhiều người dân nước này biết đến sản phẩm nông nghiệp và văn hóa rất đặc trưng của Việt Nam.
 
Philippines cần nhập khẩu khoảng 1,5-2 triệu tấn gạo mỗi năm và là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Để tăng xuất khẩu gạo sang thị trường này, Việt Nam cần phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt không chỉ tại thị trường quốc tế mà còn ở trong nước.
 
Trước đó, vào cuối tháng 9, trong cuộc hội thảo về ưu thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam do SIHUB tổ chức tại TPHCM, các diễn giả đã dẫn chứng câu chuyện về gạo ST của Công ty Hồ Quang tại Sóc Trăng. Theo bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng, loại gạo dẻo thơm này đang được thị trường ưa chuộng, thường xuyên trong tình trạng cung không đủ cầu.
 
Đây là một ví dụ điển hình cho xu hướng nông nghiệp hiện nay là giữ chất lượng, thay vì chạy theo số lượng. Và các chuyên gia đã chia sẻ tại cuộc hội thảo về việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu, tăng giá trị nông sản Việt, tăng sức cạnh tranh tại thị trường “sân nhà” và đi ra thị trường quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Theo các chuyên gia nông nghiệp, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp nhưng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm vẫn còn kém. Cách thức làm nông nghiệp của Việt Nam hiện còn theo truyền thống, nông dân còn chú trọng đến số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng. Ví dụ về lúa gạo, nhiều chỉ làm một vụ/năm, lúa Việt Nam mỗi năm 2-3 vụ với năng suất hơn gấp nhiều lần. Về thương hiệu, người tiêu dùng nước ngoài chưa biết nhiều về các sản phẩm gạo của Việt, đặc biệt là gạp thơm, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
 
ĐBSCL đã có gạo “Một bụi đỏ Hồng Dân” (Bạc Liêu), “Nàng nhen Bảy Núi” (An Giang), “Gạo nàng Thơm Chợ Đào” (Long An) với giá bán có loại cao hơn gấp rưỡi gạo thường nhưng lại chưa có các thương hiệu chỉ dẫn địa lý như “gạo Việt Nam”, “gạo ĐBSCL”, “gạo thơm Sóc Trăng”... để người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của thương hiệu, để có thể đứng vững ở thị trường nước ngoài.
 
Các chuyên gia cho rằng các loại gạo đặc sản nêu trên cần khắc phục điểm hạn chế trong phương thức phân phối trên thị trường nội địa. Kênh phân phối truyền thống trong nước là gạo được bày bán tại các chợ, quầy hàng không đóng gói, không có nhãn mác riêng, gạo bị trộn lẫn tùy tiện. Nếu không chấn chỉnh tình trạng này, gạo Việt có thể khó đứng vững ngay trên sân nhà. Vì vậy, việc Sóc Trăng đã hoàn thiện các quy trình sản xuất gắn với chỉ dẫn địa lý, đăng ký sở hữu bản quyền… là việc làm rất đáng ghi nhận.
 
Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xác định giá trị hạt gạo xuất khẩu từ các giống lúa của Sóc Trăng để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt” cũng là một kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho gạo Việt nơi người tiêu dùng trong và ngoài nước.
 
Minh Quang (thesaigontimes)
Liên hệ

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined index: cfDesc

Filename: view/home.php

Line Number: 230

Thống kê
Số người online : 6
Tất cả               : 3812
Đóng lại